Cách kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy như thế nào
21/03/2015
Việc kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy rất cần thiết cho việc phòng cháy và chữa cháy, chúng ta cần phải kiểm tra đúng cách
TCVN 7435 - 2:2004 - ISO 11602 2 : 2000
PHẦN 2: KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG
Fire protection- Protable and wheeled fire extinguishers -
Part 2: Inspection and maintance
1. PHẠM VI ÁP DỤNG
Tiêu chuẩn quy định việc kiểm tra, bảo dưỡng và thử định kỳ các bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy. Bình chữa cháy xách tay được xác định là phương tiện ban đầu để chữa cháy
trong phạm vi giới hạn. Các bình chữa cháy xách tay vẫn cần thiết ngay cả khi đã được trang bị hệ thống Sprinklers tự động, hệ thống chữa cháy vách tường hoặc cả thiết bị chữa cháy cố định.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hệ thống được lắp đặt cố định để dập tắt đám cháy, mặc dù các bộ phận của hệ thống đó có thể di chuyển được (như vòi phun hoặc lăng phun được gắn với bộ phận cung cấp chất chữa cháy.) Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các bình chữa cháy sử dụng trên máy bay, tàu thuỷ và phương tiện giao thông đường bộ.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
TCVN 6100 (ISO 5923), Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy - Các bon đioxít.
TCVN 6154: 1996, Bình chịu áp lực- Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo - Phương pháp thử.
TCVN 6156:1996, Bình chịu áp lực- Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sữa chữa. Phương pháp thử.
ISO 7201-1, Fire protection- Fire extinguishing media-Halogenated hydrocacbons- Part1 Specifcations for halon 1211 and halon 1301(Phòng cháy chữa cháy-Chất chữa cháy-Hydrocácbon được halogen hoá- Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật với halon 1211 và halon 1301).
ISO 7201-2, Fire protection-Fire extinguishing media-Halogenated hydrocacbons-Part2: Code of practice for safe handing and tranfer procedures of
halon 1211 and 1301: (Phòng cháy chữa cháy- Chất chữa cháy- Hydrocácbon được halongen hoá-Phần 2 : Quy phạm thực hành đối với quy trình vận chuyển và sắp xếp
halon 1211 và halon 1311).
TCVN 7435-1(ISO 11602-1), Phòng cháy chữa cháy- Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 1: Lựa chọn và bố trí.
3. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa của TCVN 7435 - 1
4. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG VÀ NẠP LẠI
4.1 Quy định chung
4.1.1 Người chủ hoặc đại lý hoặc người ở nơi các bình chữa cháy được bố trí phải có trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng và nạp lại.
4.1.2. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy khác nhau nhiều. Các kiến thức tối thiểu cần thiết để thực hiện quy trình kiểm tra hàng tháng theo 4.2. Chỉ
những người có thẩm quyền mới được bảo dưỡng và sửa chữa theo 4.3 và 4.4. Xem phụ lục A.
4.1.3 Việc bảo dưỡng và nạp lại phải được thực hiện theo sổ tay hướng dẫn thích hợp, sử dụng các loại dụng cụ, vật liệu thay thế, dầu bôi trơn và các phụ tùng
thay thế nhận biết được và được người sản xuất hướng dẫn.
4.1.4 Bình chữa cháy không còn khả năng bảo dưỡng hoặc nạp lại phải được thay thế bằng một bình dự trữ cùng kiểu và tối thiểu cùng loại và cùng công suất.
4.2 Kiểm tra
4.2.1 Bình chữa cháy phải được kiểm tra khi lần đầu đưa vào sử dụng và sau đó phải được kiểm tra định kỳ khoảng 30 ngày. Bình chữa cháy phải được kiểm tra với
chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu.
4.2.2 Kiểm tra định kỳ được thực hiện để đảm bảo bình chữa cháy:
a/ Được đặt đúng vị trí quy định;
b/ Không bị trở ngại và dễ nhìn thấy và bản hướng dẫn sử dụng của bình quay ra ngoài;
c/ Hướng dẫn sử dụng rõ ràng;
d/ Niêm phong hoặc bộ phận chèn không vỡ hoặc bị mất;
e/ Còn đầy (bằng cách cân hoặc nhấc)
f/ Không bị hư hỏng, ăn mòn, rỏ rỉ hoặc lăng phun bị bịt kín;
g/ Nếu đồng hồ đo áp suất, kim của đồng hồ phải ở vị trí hoạt động hoặc nằm trong khoảng hoạt động.
4.2.3 Khi kiểm tra nếu phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nào không đảm bảo đúng các điều kiện được liệt kê trong 4.2.2a và b/ phải có hành động chỉnh sửa
ngay.
4.2.4 Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nạp lại được nào không thực hiện đúng bất kỳ điều kiện của c/,d/,e/,f/ hoặc g/ của 4.2.2 thì phải tiến hành bảo
dưỡng theo qui trình thích hợp.
4.2.5 Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy bằng bột không nạp lại được không thực hiện đúng bất kỳ điều nào của c/, d/,e/,f/ hoặc g/ của 4.2.2 thì phải loại bỏ.
4.2.6 Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy halon không nạp lại được không thực hiện đúng bất kỳ điều kiện nào của c/, d/,e/,f hoặc g/ của 4.2.2 thì phải
loại bỏ và chất chữa cháy phải được lấy lại hoặc huỷ.
4.3 Bảo dưỡng
4.3.1 Quy định chung
Tất cả các loại bình chữa cháy, trừ loại được lưu ý ở phục lục C, phải đảm được bảo dưỡng như sau:
a/ Không quá một năm nhưng không ít hơn 6 tháng một lần;
b/ Thử thuỷ lực đúng kỳ;
c/ Khi có yêu cầu kiểm tra đặc biệt. Quy trình bào bảo dưỡng phải tiến hành phù hợp với 4.3.2
4.3.2 Quy trình đối với tất cả các loại bình chữa cháy
4.3.2.1 Trong một lần bảo dưỡng, tất cả các loại bình chữa cháy phải:
a/ Kiểm tra niêm phong và cơ cấu an toàn để xác định bình chữa cháy đã được sử dụng chưa; Sau khi bảo dưỡng, thay thế cơ cấu an toàn và lắp liêm phong mới;
c/ Gắn biển vào bình hoặc ghi nhãn tấm biển gắn vào bình để chỉ ra rằng đã tiến hành bảo dưỡng theo quy định.
4.3.2.2 Đối với việc cân nhắc quy trình được thực hiện khi bảo dưỡng bình chữa cháy xách tay, các loại bình được phân loại như sau:
- Loại 1: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia, hoặc bọt
- Loại 2: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là bột hoặc halon;
- Loại 3: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia hoặc bọt;
- Loại 4: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là bột;
- Loại 5: Bình chữa cháy các bon dioxide
4.3.2.3 Bổ sung vào yêu cầu của 4.3.2.1 a/,b/ và c/ bình chữa cháy phải được bảo dưỡng theo bảng 1.
4.3.2.4 Cảnh báo: Trước khi mở bất kỳ bình chữa cháy bằng bột nào, bình đó phải được xác định rằng trong khi kiểm tra và bảo dưỡng, các sự phòng ngừa được nêu trong 4.3.4.1 và 4.3.2.4.2 phải được xem xét.
4.3.2.4.1 Chỉ được mở bình chữa cháy bằng bột ở điều kiện khô nhất có thể và trong thời gian ít nhất cần thiết để kiểm tra, nhằm làm giảm tới mức thấp nhất ảnh
hưởng của độ ẩm không khí đến bột (bột có thể hấp thụ một lượng độ ẩm có hại nếu để phơi trong không khí có độ ẩm tương đối cao hoặc nếu bột lạnh hơn không khí
xung quanh).
4.3.2.4.2. Cấm việc trộn lẫn làm nhiễm bẩn chéo giữa các loại bột chữa cháy
khác nhau (Một số các loại bột có khả năng tác dụng tới một số loại bột khác tạo ra
nước và cácbon dioxit. Phản ứng này thường không xảy ra một cách rõ ràng cho tới
sau một tuần mà trong thời gian đó phản ứng bề mặt không xảy ra. Nước gây ra sự
vón cục và ở trong thùng kín các bon dioxit gây ra sự tăng áp nên rất nguy hiểm. Chỉ
những bình chứa cùng loại bột mới được mở và kiểm tra cùng một thời điểm).
Bảng 1:
Loại bình
STT Quy trình bảo dưỡng
1 2 3 4 5
1 Kiểm tra và xác nhận rằng thiết bị chỉ thị áp
suất (nếu được lắp) là chỉ áp suất trong bình
chính xác hoặc khi thiết bị này không được
lắp, áp suất trong là chính xác. Nếu bình chữa
cháy chỉ ra áp suất giảm hơn 10% hoặc nhiều
hơn so với mức giảm lớn nhất theo hướng dẫn
của người sản xuất nếu áp suất giảm ít hơn 10%
phải theo chỉ dẫn của người sản xuất để có biện
pháp thích hợp.
x x
2 Kiểm tra bên ngoài thân bình chữa cháy xem có
bị ăn mòn hoặc hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít
hoặc hư hại không đáng kể, bình phải bị loại bỏ
hoặc phải thử thuỷ lực. Nếu bình bị mòn nhiều
hoặc có một vài hư hại thì bình phải bị loại bỏ.
x x x x x
3 Cân bình chữa cháy(có hoặc không có cơ cấu x x x x x
vận hành theo hướng dẫn của người chế tạo)
hoặc sử dụng phương thức thích hợp để kiểm
tra bình chứa khối lượng chất chữa cháy chính
xác. Đối chiếu khối lượng so với khối lượng
được ghi khi bình chứa sử dụng lần đầu.
4 Kiểm tra lăng phun và vòi phun (nếu được
trang bị) và làm sạch nếu cần thiết. Phải thay
thế nếu bị hư hỏng hoặc không ở trạng thái tốt.
x x x x x
5 Khi bình chữa cháy được thiết kế có cơ cấu vận
hành tháo ra được, phải kiểm tra cơ cấu vận
hành và kiểm soát sự xả (nếu được nắp) đối với
việc di chuyển tự do. Làm sạch, chỉnh sửa,
hoặc thay thế, nếu cần. Phải bảo vệ ren và các
chi tiết vặn chống lại sự ăn mòn bằng dầu bôi
trơn theo hướng dẫn của người sản xuất.
x x x x
6 Mở bình chữa cháy hoặc tháo các đấu lắp ráp.
Tháo chai khí đẩy.
x x
7 (Chỉ đối với bình chữa cháy bằng nước có phụ
gia hoặc bọt). Đổ chất lỏng vào bình chứa sạch.
Nếu dấu hiệu bị hư hỏng xuất hiện (tham khảo
hướng dẫn của người sản xuất đối với các sản
phẩm). Đổ bỏ chất lỏng này và đổ vào chất
lỏng đặc biệt của người sản xuất. Khi chất tạo
bọt chữa cháy hoặc phụ gia ở trong bình riêng
biệt, kiểm tra sự rò rỉ. Loại bỏ bình bình rỏ rỉ và
thay bằng bình mới và nạp.
x
8 Làm sạch bên trong và bên ngoài bình chữa
cháy và kiểm tra bên trong và bên ngoài thân
bình để phát hiện sự ăn mòn và hư hại. Nếu bình
bị ăn mòn ít hoặc bị hư hại không đáng kể, bình
phải bị loại bỏ hoặc thử thuỷ lực. Nếu bị ăn mòn
nhiều hoặc có một vài hư hại bình phải bị loại
bỏ.
x
9 Kiểm tra bên ngoài chai khí đẩy để phát hiện ăn
mòn và hư hại. Nếu chai khí đẩy bị ăn mòn và
hư hại thì phải thay mới như khuyến nghị của
người sản xuất. Cân chai khí đẩy và kiểm tra
x x
khối lượng so với khối lượng ghi trên chai.
Chai khí đẩy có khối lượng chất chưá ít hơn
khối lượng nhỏ nhất được ghi, hoặc chai được
phát hiện bị rò rỉ thì phải loại bỏ hoặc được
thay bằng chai mới theo khuyến nghị của người
sản xuất.
10 Làm sạch nếu cần và xì hết khí qua lỗ thông hơi
(hoặc các cơ cấu thông hơi khác) ở trong nắp.
x x
11 Kiểm tra lăng phun ống nhánh, lưới lọc và ống
phun trong van xả khí (nếu được lắp) và làm
sạch chúng, nếu cần.
x
12 Làm sạch và kiểm tra lăng phun, vòi phun và
ống phun trong để phát hiện sự tắc nghẽn bằng
cách bơm không khí đi qua chúng, chỉnh sửa
hoặc thay thếu nếu cần.
x
13 Kiểm tra các vòng đệm, màng ngăn và vòi phun
và thay thế nếu bị hư hại hoặc có khuyết tật. Nếu
vòi phun được lắp ở đáy bình và màng ngăn được
sử dụng thì phải thay.
x x
14 Kiểm tra bột trong bình để xác định không có
dấu hiệu của sự vón cục, đóng cục hoặc vật lạ.
Khuấy trộn bột bằng cách lắc và dốc ngược
bình, nhưng phải tránh làm tràn. Nếu có dấu
hiệu vón cục, đóng cục hoặc có vật lạ, nếu
không phun được hoặc có bất kỳ trở ngại nào,
phải thay tất cả bột chữa cháy và nạp lại bình
bằng bột chữa cháy của người sản xuất
x
15 Nạp lại bình chữa cháy tới mức ban đầu, bù lại
lượng nước bị mất hoặc thay bằng nước sạch
nếu cần. Đối với nước có phụ gia hoặc dung
dịch tạo bọt, nạp lại bình theo hướng dẫn của
người sản xuất.
x
16 Lắp lại bình theo hướng dẫn của người sản xuất x x
17 Kiểm tra loa phun, vòi phun chữa cháy và lắp
van, làm sạch và thay thế nếu không ở tình
trạng tốt.
x
chỉ áp suất
không và thiết bị chỉ thị (nếu được trang bị)
phải chỉ vị trí đã phun
x x x
2 Mở bình chữa cháy, làm sạch bên trong và
kiểm tra bên trong thân bình để phát hiện sự
ăn mòn và hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít hoặc
hư hại không đáng kể, bình phải bị loại bỏ
hoặc phải thử thuỷ lực lại. Nếu bình bị ăn mòn
nhiều hoặc có một vài hư hỏng thì bình phải bị
loại bỏ.
x x x
3 Kiểm tra theo cách thích hợp lăng phun, lưới
lọc và vòi phun, lỗ thông (hoặc các cơ cấu
thông hơi khác) ở trong nắp hoặc bộ van và
ống xả trong. Làm sạch, nếu cần.
x x x
4 Kiểm tra tất cả vòng đệm bịt kín và vòi phun (nếu
được lắp) và thay nếu bị hư hỏng.
x x x
5 Kiểm tra có cấu vận hành về việc chuyển
động và làm sạch, sửa chữa hoặc thay thế nếu
cần thiết.
x x x
6 Lắp ráp lại và nạp lại bình chữa cháy. Xem
4.4
x x x
4.4 Nạp lại
4.4.1 Tất cả các loại bình chữa cháy nạp lại được phải được nạp lại sau khi sử
dụng hoặc khi được thanh tra yêu cầu hoặc bảo dưỡng bị thiếu.
4.4.2 Khi tiến hành nạp lại, phải theo hướng dẫn của người sản xuất.
4.4.3 Khối lượng chất chữa cháy nạp lại được xác định bằng cân. Khối lượng
toàn bộ bình nạp lại phải bằng khối lượng toàn bộ ghi trên nhãn của người sản xuất.
Đối với các bình chữa cháy không ghi khối lượng toàn bộ trên nhãn, trên bình phải
ghi nhãn vĩnh cửu chỉ khối lượng toàn bộ.
4.4.4 Sau khi nạp lại, phải tiến hành thử độ kín ở áp suất tồn chứa và với bình
chữa cháy và chai khí đẩy tự xả chất chữa cháy.
Khi sử dụng phương pháp phát hiện sự rò rỉ bằng chất lỏng, phải lưu ý ngăn sự
nhiễm bẩn chất chữa cháy bởi chất lỏng.
4.4.5 Bình chữa cháy tạo màng nước (AFFF) và bọt tạo màng floprotein (FFFP)
phải được nạp lại chất chữa cháy mới theo hướng dẫn của người sản xuất.
4.4.6 Chỉ được sử dụng chất chữa cháy theo quy định trên nhãn.
4.4.7 Mỗi loại bột không được trỗn lẫn hoặc bị làm bẩn bởi loại bột khác.
4.4.8 Không được chuyển đổi bình chữa cháy từ loại này sang loại khác, hoặc
không được sử dụng các loại chất chữa cháy khác nhau.
4.4.9 Không được sử dụng lại bột chữa cháy còn lại trong bình được nạp lại.
4.4.10 Bình chữa cháy được bảo dưỡng 5 năm hoặc để thử thuỷ lực phải là bình
rỗng. Bột không được sử dụng lại trừ khi sử dụng hệ thống thu hồi kín và chất chữa
cháy được tồn chứa riêng trong contenơ được bịt kín ngăn không bị nhiễm bẩn. Trước
khi sử dụng lại, bột chữa cháy phải được kiểm tra toàn bộ. Khi có nghi ngờ liên quan
đến bột, sự nhiễm bẩn hoặc tình trạng của bột thì phải loại bỏ.
4.4.11 Đối với tất cả lọai bình chữa cháy không dùng nước phải loại bỏ bất kỳ
hơi ẩm nào có trong bình rỗng trước khi nạp lại.
4.4.12 Bình chữa cháy halon chỉ được nạp lại đúng loại tốt hơn và khối lượng
chất chữa cháy theo quy định trên tấm nhãn. Halon dùng để nạp lại phải theo quy định
của ISO 7201. Bình chữa cháy đã chứa halon không phù hợp với qui định của ISO
7201 không được nạp lại.
4.4.13 Việc tháo chất chữa cháy từ bình chữa cháy halon phải được thực hiện
bằng hệ thống tháo kín dùng cho halon. Phải kiểm tra bên trong thân bình chữa cháy
để phát hiện sự nhiễm bẩn hoặc sự ăn mòn. Chất chữa cháy được giữ lại trong bình
tháo của hệ thống chỉ được sử dụng lại khi không có dấu hiệu của sự nhiễm bẩn bên
trong được phát hiện trong bình chữa cháy. Halon được tháo khỏi bình có dấu hiệu
của sự nhiễm bẩn trong hoặc bị ăn mòn phải được xử lý theo hướng dẫn của người
sản xuất bình.
4.4.14 Các bon dioxit phải theo yêu của TCVN 6100
4.4.15 Khi nạp lại bình chữa cháy dùng nước, nạp quá mức sẽ gây ra sự xả
không đúng. Lượng chất lỏng nạp đúng phải được xác định bằng một trong các cách
sau:
- Đo chính xác bằng khối lượng
- Đo chính xác bằng thể tích
- Sử dụng ống chống nạp quá nếu được trang bị.
- Sử dụng dấu nếu được trang bị
4.4.16 áp kế để đặt nguồn áp suất được điều chỉnh phải được hiệu chuẩn ít nhất
hàng năm.
4.4.17 Bình chữa cháy lại dùng khí nén trực tiếp nạp lại được nạp chỉ phải tạo
tới áp suất nạp nghi trên tấm nhãn của bình. Adapter tạo áp của người sản xuất phải
nối với bộ van trước khi tạo áp cho bình. Nguồn áp suất được điều chỉnh, được đặt
không cao hơn 0,2 MPa trên áp suất vận hành, được sử dụng để tạo áp cho bình chữa
cháy.
Cảnh báo: Nguồn áp suất không điều chỉnh được như chai nitơ không có bộ
điều áp, không bao giờ được sử dụng vì bình chữa cháy có thể bị quá áp và có khả
năng bị phá huỷ.
Không bao giờ để bình chữa cháy nối với bộ điều áp của nguồn áp suất cao trong chu
kỳ định sẵn. Bộ điều áp bị lỗi có thể làm phá huỷ bình do quá áp.
4.4.18 Chỉ có nitơ công nghiệp tiêu chuẩn hoặc các khí trơ khác có điểm sương -
550C hoặc thấp hơn được sử dụng để tạo áp bình chữa cháy halon và bình chữa cháy
bằng bột sử dụng áp suất khí nén trực tiếp. Không khí nén qua bộ tách ẩm (nồi ngưng)
không được sử dụng để tạo áp, ngay cả khi được ghi trong hướng dẫn trên bình chữa
cháy cũ.
Lưu ý 1: Có thể sử dụng không khí nén từ hệ thống nén chuyên dụng có khả
năng cung cấp không khí có điểm sương -550C hoặc thấp hơn. Hệ thống nén chuyên
dụng phải được trang bị với hệ thống theo dõi và cảnh báo tự động để đảm bảo luôn
giữ điểm sương ở -55oC hoặc thấp hơn.
Lưu ý 2: Có thể sử dụng Các bon dioxit khi được qui định trên nhãn. Khi sử
dụng các bon dioxit, chất này phải đáp ứng yêu cầu của TCVN 6100.
4.5 Hồ sơ
4.5.1 Cơ sở bảo dưỡng phải lưu ý giữ hồ sơ của tất cả các bình chữa cháy đã
được nhân viên của mình bảo dưỡng, kể cả loại dịch vụ bảo dưỡng đã thực hiện.
4.5.2 Phải ghi thời tiến hành bảo dưỡng và tên, dấu hiệu nhận biết của tổ chức
và cá nhân thực hiện.
4.5.3 Mỗi bình chữa cháy phải có túi nhãn an toàn chỉ năm, tháng thực hiện dịch
vụ (bảo dưỡng, nạp lại và thử thuỷ lực) và phải nhận biết được người tiến hành các
dịch vụ đó.
4.5.4 Nhãn ghi dịch vụ không được đặt trước bình chữa cháy .
5. THỬ ÁP SUẤT RÒ RỈ THỦY LỰC
5.1 Quy định chung
5.1.1 Thử thuỷ lực phải do người được đào tạo về quy trình thử áp lực và bộ
phận an toàn tiến hành, có trang thiết bị thử và số tay hướng dẫn thích hợp (xem phụ
lục B).
5.1.2 Tại bất kỳ thời điểm nào, nếu bình chữa cháy có dấu hiệu ăn mòn hoặc hư
hại cơ học và không bị loại bỏ, bình phải được thử thuỷ lực, theo 5.1.3 và 5.1.4.
Lưu ý 1: Bình chữa cháy không được nạp lại, trừ loại halon, phải tháo chất
chữa cháy và loại bỏ.
Lưu ý 2 : Bình chữa cháy không được nạp lại phải chuyển đến cơ sở để thu lại
halon.
5.1.3 Khi bình chữa cháy hoặc thân bình có một hoặc nhiều hơn các điều kiện liệt
kê dưới đây, thì không được thử thuỷ lực, nhưng người chủ bình phải phá huỷ hoặc bình
được phá huỷ theo hướng dẫn của người chủ bình:
a/ Khi có sửa chữa bằng hàn, hàn mềm, hàn cứng hoặc sử dụng hỗn hợp chắp
vá;
b/ Khi thân hoặc ren của bình bị hỏng;
c/ Khi bị ăn mòn gây rỗ;
d/ Khi bình chữa cháy bị hư tổn trong đám cháy;
e/ Khi chất chữa cháy là loại canxi clorua được sử dụng trong bình chữa cháy
bằng thép không gỉ;
f/ Khi bình chữa cháy quá cũ (xem phụ lục C)
5.1.4 Bình chữa cháy có bình chứa hoặc vỏ bị phơi ở nhiệt độ trên 160 0c phải
ngừng sử dụng và chịu thử thuỷ lực.
Chú thích: Độ đồng nhất về tổ chức của bình chứa bằng nhôm bị giảm khi
chúng bị phơi trong nhiệt độ trên 1600c. Nhiệt độ đó có thể xuất hiện khi trong đám
cháy hoặc khi sơn lại được sấy khô bằng lò.
5.2 Tần suất
5.2.1 Bình chữa cháy phải thử thuỷ lực theo chu kỳ không quá 10 năm
Chú thích: Đối với bình chữa cháy không nạp lại, xem 5.1.2
5.2.2 Chai khí đẩy áp suất cao hoặc chai nitơ được sử dụng đối với việc tồn
chứa khí đuổi cho xe đẩy chữa cháy phải được thử thuỷ lực theo chu kỳ không quá 10
năm.
Lưu ý 1: Chai khí đẩy có đường kính ngoài không quá 5cm và có khối lượng lớn
nhất là 300 g không phải thử thuỷ lực định kỳ.
Lưu ý 2: Khi có quy định của Nhà nước chu kỳ thử ngắn hơn thì phải tuân theo.
5.2.3 Phải tiến hành thử thuỷ lực cụm vòi bình chữa cháy được trang bị lăng
phun có khoá đóng ở cuối vòi. Chu kỳ cũng giống chu kỳ quy định đối với bình chữa
cháy láp vòi phun đó.
5.3 Áp suất thử
5.3.1 Tất cả bình chữa cháy, chai khí đẩy và chai khi nitơ sử dụng với xe đẩy
chữa cháy phải thử ở áp suất thử do người sản xuất quy định.
5.3.2 Cụm vòi chữa cháy các bon dioxit phải thử ở 10 MPa (xem 5.2.3).
5.3.3 Cụm vòi trừ loại cácbon dioxit phải thử ở 2 MPa hoặc ở áp suất làm việc
của chúng nếu cao hơn (xem 5.2.3)
Phụ lục A (Quy định)
NGƯỜI CÓ QUYỀN
A.1 Quy định chung
Phụ lục này đưa ra cách xác định và đảm bảo quyền của người tiến hành việc
bảo dưỡng bình chữa cháy. Các phương pháp xen kẽ có thể được xem xét để đạt được
thẩm quyền thoả mãn.
A.2 Việc đào tạo và kinh nghiệm của người có quyền
A.2.1 Người có quyền phải được đào tạo ít nhất 3tháng “công việc đang làm”
hoặc kinh nghiệm thực tế và tham gia vào khoá đào tạo. Thời gian của khoá đào tạo ít
nhất là 32h.
Người có quyền phải thi đạt kết quả ở cuối khoá học. Kỳ thi được tổ chức độc
lập do cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện.
A.2.2 Khoá đào tạo do người sản xuất hoặc các tổ chức đủ năng lực và được
công nhận thực hiện.
A.2.3 Người có quyền phải tham gia đào tạo lại định kỳ ít nhất 5 năm.
Phụ lục B (Quy định)
THỬ ÁP SUẤT RÒ RỈ
B.1 Quy định chung
Phụ lục này đưa ra phương pháp thử áp suất rò rỉ của bình chịu áp lực chữa
cháy. Trong khi không loại trừ khả năng sử dụng các quy trình tương đương, phải
xem xét kỹ lưỡng các phương pháp được lựa chọn dưới góc độ của sự nguy hiểm vốn
có.
B.2 Thiết bị thử
B.2.1 Thử áp suất rò rỉ bằng thuỷ lực
Cảnh báo: Nếu không khí hoặc khí được sử dụng như môi chất duy nhất để thử
áp lực, hoặc nếu toàn bộ không khí không bị đuổi hết khỏi bình trước khi thử thuỷ
lực, các bình chữa cháy bị loại sẽ rất nguy hiểm và có sức nổ mạnh.
B.2.2 Các thiết bị để kiểm tra bình áp lực cao và chai khí đẩy phải là loại áo
nước đạt các quy định quốc gia tương ứng.
B.2.3 Cụm vòi phun của bình chữa cháy các bon dioxit phải thử thuỷ lực trong
thiết bị có hộp bảo vệ.
B.2.4 Thiết bị dùng cho thử áp suất thấp bao gồm các loại sau:
a/ Bơm thử thuỷ lực, vận hành bằng tay hoặc tự động, phải có khả năng tạo ra
áp suất không nhỏ hơn 150% áp suất thử, phải bao gồm van kiểm tra và phụ tùng
thích hợp;
b/ Bộ mềm gắn với bơm thử. Bơm phải được trang bị các phụ tùng cần thiết gắn
với tấm ngăn (của bình chữa cháy );
c/ Hộp bảo vệ hoặc thanh chắn để bảo vệ người, được thiết kế để quan sát bằng
mắt bình chữa cháy đang thử.
Hình B.1 đưa ra hộp thử thuỷ lực di động, áp suất thấp được thiết kế để bảo vệ
người thực hiện thử trong khi hoạt động. Thiết bị này được sử dụng cho thuỷ lực bình
chữa cháy áp suất thấp. Thiết bị này không được sử dụng để sử dụng để thử thuỷ lực áp
suất cao. Hộp thử không được neo chặt vào nền trong khi tiến hành thử. Các hộp này do
các người sản xuất kim loại chế tạo.
B.2.5 Phải có thiết bị để sấy tất cả các loại bình chữa cháy không phải loại gốc
nước đã qua thử thủy lực.
B.3 Quy trình thử
B.3.1 Phải kiểm tra bên trong trước khi thử thuỷ lực
B.3.2 Thử thuỷ lực bình áp lực và chai khí đẩy theo TCVN 6154:1996 và
TCVN 6166: 1996
B.3.3 Quy trình thử bình áp suất thấp như sau:
B.3.3.1 Tất cả các van, chi tiết bên trong và cụm vòi phun chữa cháy phải được
tháo ra và bình là bình rỗng.
Lưu ý: Đối với một số bình chữa cháy bằng bột (sử dụng chai khí đẩy), người ta
sản xuất có thể khuyến nghị không phải tháo các chi tiết bên trong.
B.3.3.2 Tất cả các loại bình chữa cháy bằng bột phải có dấu hiệu đã xả hết các
chất chữa cháy bên trong bình trước khi nạp nước.
B.3.3.3 Trên tất cả các bình chữa cháy bằng bột có chai khí đẩy có khung đỡ
ngoài để tạo áp suất xả, phải tháo chai khí đẩy (và một số bình chứa chai khí đẩy) và
nút bịt thích hợp gắn vào lỗ trên bình ở nơi tháo ra.
B.3.3.4 Tất cả các xe đẩy chữa cháy được trang bị khoá ngắt ở đầu phun ra của
vòi phun phải có vòi (đồng bộ với đầu nối vòi nhưng không có lăng phun) khi thử
được tháo ra và thử riêng.
Khi bảo dưỡng hoặc thử thuỷ lực xe đẩy chữa cháy được trang bị bộ phận điều
khiển, phải tách bộ điều khiển hoặc vòi áp suất thấp khỏi thùng chứa chất chữa cháy.
B.3.3.5 ở tất cả các xe đẩy chữa cháy bằng bột có áp suất nén trực tiếp, cụm đầu
phải được tháo và lắp lại trong hộp thử thích hợp.
B.3.3.6 Khi đó nối vòi của bơm thuỷ lực bằng bộ nối mềm với lăng phun, bộ
cụm vòi phun, mũ thử, hoặc phụ tùng thử nếu thích hợp. Trong trường hợp xe đẩy
chữa cháy, quy trình và phụ tùng phải theo khuyến nghị của người sản xuất.
B.3.3.7 Khi đặt bình chữa cháy và hộp thử bảo vệ hoặc trong trường hợp đối với
xe đẩy chữa cháy, đặt ở phía sau tấm chắn bảo vệ trước khi nén áp suất thử.
B.3.3.8 Bật bơm thử cấp nước vào bình và nạp nước đến đỉnh của vòng đệm
bình.
B.3.3.9 Đối với bình chữa cháy thử được lắp nắp bảo vệ, nắp này phải được vặn
kín từ từ trong khi việc cấp nước để mở. Khi tất cả không khí còn tồn trong bình được
hút hết và sau khi nước nổi lên thì nắp phải được vặn khít hoàn toàn.
B.3.3.11 Sau đó đặt áp suất ở tốc độ tăng áp sao cho áp suất thử đạt được trong
thời gian không ít hơn 30s. Duy trì áp suất thử này ít nhất 30s. Quan sát trong thời
gian đó để phát hiện bất kỳ sự biến dạng (méo mó) hoặc rò rỉ của vỏ bình chữa cháy.
B.3.12 Nếu không phát hiện sự biến dạng hoặc rò rỉ và nếu áp suất thử không
giảm, xả áp suất trong bình chữa cháy. Bình chữa cháy được xem là thử thuỷ lực đạt
yêu cầu.
B.3.3.13 Tất cả các dấu vết và hơi ẩm phải được loại bỏ khỏi tất cả các bình
dùng bột và halon bằng cách sấy bình. Nếu sử dụng dòng không khí nóng, nhiệt độ
bên trong bình không được vượt quá 66oc.
B.3.3.14 Chủ sở hữu phải phá huỷ tất cả các bình khí thuỷ lực không đạt hoặc
được phá huỷ theo chỉ dẫn của họ.
B.3.4 Quy trình thử cụm vòi chữa cháy phải thử thuỷ lực như sau:
B.3.4.1 Phải tháo lăng phun khỏi cụm vòi chữa cháy mà không tháo bất kỳ bộ
nối vòi nào
B.3.4.2 Đối với bình dùng bột, phải loại bỏ hết bột.
B.3.4.3 Sau đó đặt cụm vòi chữa cháy vào thiết bị bảo v#, mà thiết kế cho phép
quan sát phép thử bằng mắt. Người tiến hành thử cụm vòi chữa cháy phải giữ khoảng
cách an toàn với vòi được thử.
B.3.4.4 Vòi phải chứa đầy nước trước khi thử.
B.3.4.5 Sau đó đặt áp suất ở tốc độ tăng áp suất đạt tới áp suất thử trong thời
gian 1 áp min. Áp suất thử phải được duy trì trong 1 min. Quan sát để phất hiện sự
biến dạng hoặc rò rỉ.
B.3.4.6 Nếu không phát hiện sự biến dạng và rò rỉ, hoặc áp suất thử không giảm
hoặc các bộ nối không di chuyển, thì áp suất được xả bỏ. Cụm vòi chữa cháy này
được xem là thử thuỷ lực đạt yêu cầu.
B.3.4.7 Cụm vòi chữa cháy khi thử thuỷ lực đạt yêu cầu phải được làm khô hoàn
toàn bên trong. Nếu sử dụng nhiệt để sấy, nhiệt độ không quá 660c.
B.3.4.8 Cụm vòi chữa cháy không đạt khi thử thuỷ lực phải bị phá huỷ.
B.4 Ghi biên bản thử
B.4.1 Loại bình áp suất cao
Đối với chai chứa khí và chai chứa khí đẩy áp suất cao đã đạt khi thử thuỷ lực,
phải đóng nhãn ghi tháng, năm và số nhận biết của thanh tra viên lên bình theo quy
định của TCVN 6156:1996. Một điều quan trọng là chỉ đóng nhãn ở vai, đỉnh, cổ
hoặc chân (nếu được trang bị) bình.
B.4.2 Loại bình áp suất thấp
Thân bình chữa cháy qua thử thuỷ lực phải có thông tin thử được ghi trên tấm
nhãn bền vững. Tấm nhãn này được gắn lên bình bằng công nghệ không nóng. Tấm
nhãn này tự huỷ khi tháo khỏi thân bình chữa cháy. Tấm nhãn này bao gồm các thông
tin sau:
- Tháng, năm tiến hành thử;
- Áp suất thử;
- Tên người hoặc cơ quan tiến hành thử;
- Cụm vòi chữa cháy đạt yêu cầu khi thử thuỷ lực không phải ghi biên bản thử.
Kích thước tính bằng centimét
A. Bản vẽ chi tiết hộp thử
Chú thích:
1 Tấm khoá 10cm x 7,5 cm
2 Bản lề phẳng
3 Chốt gài
4 Lưới kim loại dàn rộng, phẳng,
dày 1,5cm, cỡ 16-18
5 Khung 1,5 cm trên tất cả các cạnh
6 Tấm khoá và chốt giữ
7 Tay xách
8 Lỗ vòi
B. Bản vẽ tổng
Hình B.1 - Ví dụ hộp thử thuỷ lực xách tay áp suất thấp
Phụ lục C (Quy định)
BÌNH CHỮA CHÁY QUÁ CŨ
Các loại bình chữa cháy dưới đây được coi là quá cũ và phải loại bỏ:
a/ Loại axit natri cácbonát;
b/ Loại bọt hoá học;
c/ Loại clobrommetan hoặc cácbon tetraclorua;
d/ Loại không được nạp lại dùng quá 5 năm;
e/ Loại đảo (ngược)
f/ Loại bình vỏ đồng hoặc bron (kể cả bình bơm) được nối bằng hàn vảy mềm
hoặc đinh tán;
g/ Loại bình thép được nối ghép bằng đinh tán;
h/ Các loại bình chữa cháy khác được cơ quan có thẩm quyền quy định là không
thích hợp hoặc không an toàn khi sử dụng.
Phụ lục D (tham khảo)
CÁC LOẠI MỨC NGUY HIỂM
Bảng D.1 đưa ra ví dụ tiêu chí đặc biệt để lựa chọn các loại mức nguy hiểm
(xem định nghĩa trong TCVN 7435 -1)
Bảng D.1
Loại mức nguy hiểm
Thông số
Thấp Trung bình Cao
Chiều cao công trình Đến 25 Không quy định Trên 25
Số lượng người Dưới 15 Từ 15 đến 250 Trên 250
Diện tích bề mặt công trình (m2) Dưới 300 Từ 300 đến 3000 Trên 3000
Khí dễ cháy (lít) Dưới 500 Từ 500 đến 3000 Trên 3000
Chất lỏng dễ cháy (lít) Dưới 250 Từ 250 đến 1000 Trên 1000
Chất lỏng cháy được (lít) Dưới 500 Từ 1000 đến 2000 Trên 2000
✅xem nhiều tin tức hay sản phẩm được cập nhật mỗi ngày vào đây nhé...
Xem thêm